Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bờ biển dài, địa hình có độ dốc lớn từ Tây sang Đông, từ Đông Bắc xuống Tây Nam nên chịu nhiều biến động của thời tiết, đặc biệt ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây mưa, bão lũ, ngập lụt, xâm nhập mặn, hạn hán,....
I. Hiện trạng ngập lụt hiện nay của nước ta – Việt Nam:
v Đối với các khu vực đô thị thì hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng ngập lụt do mưa hay triều cường. Đặc biệt, hiện tượng ngập lụt ngày càng trầm trong, ngày càng tăng cường về mức độ, tần xuất và thời gian ngập kéo dài hơn. Mưa có lưu lượng lớn, thời gian mưa kéo dài không những gây nên hiện tượng ngập ún mà còn kéo theo sạt lở, sập lún. Có thể nhận thấy, đô thị có quy mô càng lớn, tốc độ đô thị hóa càng nhanh thì tình hình ngập lụt càng trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống người dân, cảnh quan đô thị và nền phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây suy thoái môi trường.
v Nhìn từ trường hợp thành phố Hồ Chí Minh, đến hẹn lại lên, cứ bước vào mùa mưa, mùa triều cường thì cảnh tượng quen thuộc lại xuất hiện "phố biến thành sông", nhà dân trở thành "điểm chứa nước". "Mổ xẻ" để chỉ rõ căn nguyên khiến ngập lụt trở thành "bệnh kinh niên", thứ nhất là do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của mưa lớn "bất thường" (tần suất, mô hình, lượng mưa,...) và nước biển dâng làm cho thủy triều xâm nhập cao hơn các mức tính toán cũ. Lý do thứ hai phải kể đến là vì đô thị phát triển nhanh chóng dẫn đến quy hoạch không đồng bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có kỹ thuật thoát nước và chống ngập úng không theo kịp với tốc độ phát triển đô thị cùng với hệ thống thoát nước xuống cấp, nhỏ, biến dạng dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu thoát nước. Ngoài ra hiện trạng cao độ nền thấp và vấn đề sụt lún nền đô thị do mật độ đô thị hóa và tình trạng khai thác nước ngầm quá cao dẫn đến cốt nền xây dựng đô thị thấp không đủ để tạo độ dốc phù hợp cho việc thoát nước và nhiều khu vực còn thấp hơn mực nước sông khi có triều cường nên không thể tiêu thoát tự nhiên ra ngoài. Còn có ý thức của người dân hiện nay: xả rác bừa bãi, lấn chiếm hệ thống thoát nước làm tắc nghẽn dòng chảy cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác chống ngập.
=> Ngập lụt ở TP.HCM là do thiếu đầu tư đồng bộ cho hệ thống thoát nước đô thị để đáp ứng tốc độ đô thị hóa.
“Cuộc rượt đuổi” chưa có hồi kết
Như vừa qua, sau những cơn mưa đầu mùa thì khu vực chợ Thủ Đức ngập trong "biển nước". Đáng nói, tại khu vực này đã có hệ thống thoát nước vừa được xây dựng, vậy tại sao khu vực đó nói riêng và các đô thị nói chung vẫn phải đối mặt với tình trạng như vậy thậm chí là nghiêm trọng hơn ở một vài nơi dù liên tục được thực hiện cải tiến công tác chống ngập ? Các công trình chống ngập hiện nay chưa được đầu tư đồng bộ cùng lúc. Việc chọn lựa nhà thầu thiết kế thi công chưa đáp ứng đúng với năng lực chuyên môn dẫn tới tình trạng chưa hiệu quả, cộng với việc hiện tại đang bàn giao cho 1 vài đơn vị nên kéo dài thời gian thi công. "Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đưa ra giải pháp để giải quyết phần ngọn chứ chưa giải quyết được phần gốc. Việc chống ngập theo từng tuyến đường như hiện nay là không hợp lý, mà phải xét theo từng lưu vực" - PGS.TS Chế Đình Lý cho hay. Hoặc như GS.TSKH Lê Huy Bá - Nguyên Viện trưởng Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường có nói: "Khi chúng ta cho thoát nước một khu vực nào đó, một vùng nào đó mà chỉ nghĩ đến thoát chỗ đó là xong. Nhưng lại không nghĩ rằng là chỗ đó mà thoát nhanh thì chỗ khác lại thoát chậm.
=> Để "chiến đấu" với "giặc nước" thì chúng ta nên xem xét nghiêm túc toàn diện vấn đề, giải quyết vấn đề dựa trên tinh thần nương theo tác động của thiên nhiên, không chống lại một cách hoàn toàn đối với thiên nhiên. Ta nên tiến hành hệ thống chống ngập theo "phương pháp cuốn chiếu", phải giải quyết cục bộ từng khu vực nhất định tiếp đó giải quyết ở các khu vực khác đến khi vấn đề được giải quyết toàn diện và chia nhiều gói thầu cho nhiều đơn vị có chuyên môn được làm đồng bộ.
II. Hiện tượng hạn hán – ngập mặn:
v Vấn đề xâm nhập mặn đã tồn tại từ lâu, nhưng tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ và gây tác động nghiêm trọng, đẩy xâm nhập mặn xảy ra với tốc độ kinh khủng tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Về xu thế dài hạn, đặc biệt trong tương lai, khi biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạ thấp lòng dẫn sông,... xâm nhập mặn ở mức độ nặng đến nghiêm trọng khả năng cao gia tăng cả về cường độ và số lần xuất hiện.
v Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Vùng ĐBSCL có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của quốc gia nhờ ác lợi thế về tự nhiên lại phải đang "oằn mình" chống hạn, chống mặn. Gây ra các vấn đề thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt, thiếu nước cung cấp cho những vùng "xa sông gần biển", gây xói lở bờ sông, bờ biển, sụt lún bờ kênh, rạch, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
v Thủy triều chính là nhân tố động lực, mang nước biển kèm theo độ mặn đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu đổ về còn hạn chế. Bên cạnh đó, lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. Ngoài những yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ gây ra xâm nhập mặn như khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu phát triển, sản xuất và đời sống ở địa phương, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có ảnh hưởng nhất định đến tình hình xâm nhập mặn.
v Các cơ quan chức năng đang nổ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của xâm nhập mặn thông qua việc triển khai các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn, phòng chống thiên tai, triều cường. Bằng cách xây dựng các hệ thống chống ngập, hệ thống kênh rạch, cống rãnh và cơ sở hạ tầng thoát nước ngăn ngừa xả thải ra môi trường, đảm bảo quản lý tài nguyên nước một cách bền vững.
Tìm hiểu thêm: Tại sao chúng ta cần bảo vệ môi trường ?
=> Sứ mệnh cao cả: Mỗi chúng ta cần chung tay nâng cấp nơi ở của chính mình, trước mắt là đảm bảo sức khỏe của bản thân sau đó là xây dựng môi trường bền vững cho "những mầm non tương lai" phát triển. Ta nên đầu tư vào các thiết bị chống ngập thông minh, liên tục theo dõi tình hình và vạch tuyến xây dựng công trình thủy lợi chống ngập, chống mặn, lắp đặt van ngăn triều tự động hóa để điều hòa dòng nước trước các công trình thủy lợi.
III. Tự động hóa trong nền sản xuất hiện đại:
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt với những thành tựu kỳ diệu trong lĩnh vực tự động hóa, điện tử, tin học,... đã mở ra những khả năng to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn liền với tự động hóa. Với những công trình ngăn triều tiêu ứng, ngăn mặn xâm nhập thì thiết bị chống ngập tự động là một giải pháp kỹ thuật ưu việt.
“Chế ngự và làm chủ được thiên nhiên”
Cửa van đóng mở thủy lực hoàn toàn tự động trên nguyên lý cân bằng lực trước và sau cửa van. Tuy nhiên, đặc điểm của loại cửa van này là khi đặt chế độ tự động thì cửa van không thể điều tiết và khống chế được mực nước nên phải có thiết bị chuyên dụng để theo dõi.
Việc vận hành công trình được thực hiện tự động bằng hệ thống gắn với các trạm quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn trong khu vực. Cụ thể, khi đi vào hoạt động hệ thống van được điều khiển hoàn toàn tự động thông qua bộ điều khiển lập trình PLC. Van có thể được vận hành tại chỗ hoặc từ xa thông qua mạng internet, các thiết bị không dây. Sẽ có thiết bị chuyên dụng để theo dõi mực nước, nồng độ ô nhiễm mặn, ô nhiễm nước thải, ô nhiễm hóa chất độc hại, ô nhiễm tràn dầu,... và dữ liệu thu thập được sẽ truyền về bộ điều khiển trung tâm. Thông qua mạng truyền thông internet hoặc 4G, các dữ liệu về tình trạng hoạt động của thiết bị và tình trạng của nguồn nước sẽ được ghi nhận và tự động cập nhập cho trung tâm điều hành dự án. Qua thiết bị truyền thông công nghiệp hoặc không dây, thông tin được hiển thị trên phần mềm máy tính, nhân viên vận hành sẽ giám sát và điều khiển từ xa quy trình đóng mở cửa van. Từ đây các thông số được chủ động theo dõi, kiểm soát theo phương thức điều khiển từ xa.
Các hệ thống vận hành được trang bị rất hiện đại, đều được tự động hóa tối ưu. Điều đó giúp việc vận hành dễ dàng và liên tục, đặc biệt khi gặp thời tiết bất thuận, khi nước lớn vào mùa mưa thì việc trực tiếp để giám sát mực nước cũng như việc đóng mở cửa van bằng sức người gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là không thể, cán bộ vận hành vẫn ngồi trong nhà điều hành giám sát và thực hiện lệnh đóng mở cửa van.
ÄVới mong muốn góp một phần nhỏ trong công cuộc điều phối thủy văn, chống ngập, chống ô nhiễm môi trường nước, chống xâm nhập mặn, chất thải hóa chất độc hại,... Hồng Hà hy vọng thông qua bài viết này chúng tôi đã mang đến những thông tin vô cùng bổ ích cho các quý đọc giả, cho quý doanh nghiệp trong việc đầu tư vào hệ thống chống ngập thông minh trong thủy lợi. Nhằm xây dựng cuộc sống ngày càng ổn định hơn, tốt đẹp hơn, hiện đại hơn cho mỗi chúng ta ở hiện tại và cho mỗi "mầm non đất nước" ở tương lai.
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ MÔI TRƯỜNG HỒNG HÀ
Địa chỉ: Số 15 đường 53, KP8, Phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Hotline: 028.5403.6126 – 0908.182.171
Email: inoxhongha@gmail.com
Website: cokhihongha.com.vn